• LÝ THÁI PHƯƠNG … NGƯỢC NẮNG

    Lý Thái Phương chuyển cho tôi tập bản thảo thơ Ngỡ là Mặt Trời. Bình thơ chăng ? Tôi không muốn làm thay độc giả. Tập thơ giờ đã trong tay các bạn, mở ra và đọc thôi...

  • Chớp nhoáng Berlin, nhìn về Hà Nội

    Những ngày chớp nhoáng lại Berlin, tôi may mắn có một bạn đồng hành người Đức tên là Volkmar Schulze, chúng tôi vẫn gọi thân mật là Phoi ki.

  • TELEPHOTO lens system that fits in your pocket…

    The olloclip Telephoto + Circular Polarizing Lens is a quick-connect lens solution for the iPhone and iPod touch that fits in the palm of your hand....

  • Truyền thuyết về lòng chung thủy

    Chuyện kể rằng khi những chàng trai ra khơi, Các cô gái ở nhà nếu không giữ được lòng chung thủy...

  • The Face Of Innovation

    There are many ways to dress your Samsung Galaxy S4 and while many covers claim utter protection, very few can pass the norm of being harmoniously designed as protective. ...

CẢNH GIÁC KHÔNG PHẢI LÀ QUAY ĐI

0 nhận xét


Nghịch lý đang diễn ra ở khu vực thực phẩm, rau quả. Những quả cà chua hồng mọng, to căng, nhiều quả nặng đến gần nửa cân nhưng lại đang ế ẩm khắp chợ Lâm Đồng. Những con gà con vịt làm sẵn tươi ngon với màu da vàng tự nhiên không hề tẩm ướp hóa chất hay phẩm màu được đóng gói trong bao bì có dấu kiểm dịch cũng xếp lặng lẽ trên các quầy hàng hay tủ đông lạnh ở chợ hay siêu thị của các thành phố lớn. Bắp cải xanh, cà rốt đỏ và nhiều loại rau quả ngon lành khác cũng cùng chung số phận. Chỉ vì người tiêu dùng tưởng thực phẩm, rau quả đó là hàng độc hại, hàng nhập khẩu từ bên kia biên giới, là loại hàng giả, hàng kém chất lượng đội lốt hàng Việt Nam. Thế nhưng người tiêu dùng cũng cần biết rằng, cảnh giác chứ không phải là quay đi.

Thật ra, cũng không thể trách cứ người tiêu dùng. Sau hàng loạt vụ các gia đình, học sinh, công nhân bị ngộ độc do rau quả, thực phẩm nhiễm độc và không đảm bảo chất lượng xảy ra khắp nơi, nhiều người tiêu dùng đã nâng cao cảnh giác và thực sự quan tâm đến chất lượng rau quả thực phẩm, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Sự cảnh giác được thực hiện tới mức thà bỏ nhầm còn hơn mua phải hàng độc hại này đã khiến gà vịt, rau củ quả được sản xuất, vun trồng đảm bảo quy trình chất lượng lại bị ế ẩm, thua thiệt.

Câu chuyện một số gia đình trong vùng trồng rau giành riêng khoảnh đất để trồng rau ăn cho gia đình mình trong thực tế không phải là không có, hoặc ít ra nó cũng được lưu truyền từ người này sang người khác, từ địa phương này sang địa phương khác khiến cho nó tồn tại và trở thành chuyện hiển nhiên. Rồi ngay cả vùng trồng rau sạch vốn được tin tưởng tuyệt đối đã đang tâm nhập khẩu rau Trung Quốc có phun hóa chất cấm để giao hàng cho các siêu thị và bán cho người tiêu dùng. Từ đó hình thành câu chuyện mang đầy nghịch lý, ra chợ cứ tìm mua các loại rau củ quả cằn cỗi, có những con sâu hay là bị sâu ăn khiến cho xấu xí thì mua về ăn cho an toàn. Và gia cầm dù được nuôi tập trung, giết mổ theo dây chuyền đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có dấu kiểm dịch, đóng gói bao bì niêm phong … vẫn ế, nhà sản xuất thua lỗ còn thị trường vẫn thiếu thực phẩm. Còn rau củ quả thực phẩm dù có được sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn quy định cũng bị người tiêu dùng quay đi.

Trước, có cơ sở giết mổ gia cầm tiêu chuẩn xuất hàng gà sạch cho các siêu thị, khách sạn, nhà hàng, giao hàng tận Hà Nội, Hải Phòng và khắp các địa phương cả nước nay gần như ngừng hoạt động vì không có nơi nào dám nhận hàng, cho dù đó là những sản phẩm hoàn toàn sạch, có kiểm định của cơ quan thú y. Các siêu thị lâu nay vẫn nhận hàng giờ không dám nhận nữa vì người tiêu dùng không mua. Dây chuyền ngừng hoạt động, còn công nhân cũng phải nghỉ việc. Cũng trước, vào vụ thì các vùng rau nhộn nhịp thu hoạch giao hàng thu tiền. Nay rau tươi mơn mởn ế đầy chợ, đọng trong vườn không thu hoạch vì thu hoạch rồi cũng chả bán được. Câu chuyện mất lòng tin là ở đó. Lấy lại được lòng tin của người tiêu dùng thật khó. Giống như câu chuyện cậu bé chăn cừu mang đàn cừu của mình ra đùa giỡn rằng có chó sói khiến mọi người tưởng thật, vài lần như thế thì chẳng còn ai tin cậu bé nữa để cuối cùng cậu ta bị mất đàn cừu thật sự.

Ở thị trường chúng ta hiện nay, nhiều loại rau củ quả, thịt gia cầm, gia súc trên thị trường lâm vào tình trạng này là vì thế. Nhiều loại rau củ quả sạch bị ế, thịt gà tiêu chuẩn bị tồn đọng, người tiêu dùng thì thiếu thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng khắc phục và lấy lại lòng tin của người tiêu dùng không dễ và không thể ngay lập tức. Còn nhớ, tại Thái Lan trước đây, khi dịch cúm gia cầm lây lan, Thủ tướng Thái Lan lúc bấy giờ đã phải đích thân mở tiệc mời và ăn thịt gà để khẳng định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn của thịt, kêu gọi người tiêu dùng sử dụng để giúp ngành chăn nuôi trong nước vực lại hoạt động.
Với chúng ta hiện nay, các nhà quản lý cũng đã khẳng định những sản phẩm gia cầm được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo không nhiễm dịch bệnh trong chăn nuôi, có chứng nhận của lực lượng thú y, được đưa về giết mổ tập trung tại các cơ sở giết mổ có giấy phép là đảm bảo an toàn, cần được tiêu thụ trên thị trường với điều kiện còn nguyên dấu bao bì đóng gói của các cơ sở giết mổ. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng kêu gọi đừng quay lưng với rau quả, thực phẩm gia cầm sạch, đảm bảo an toàn.
Vâng, người tiêu dùng cần cảnh giác nhưng đừng quay lưng với thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng. Người tiêu dùng thì mong lắm, rằng sự an toàn, sự đảm bảo chất lượng đó phải được đảm bảo chắc chắn. Mà người đảm bảo đó lại chính là nhà sản xuất, nhà quản lý thị trường./.

Lý Thái Phương

Read More »

XANH ĐỎ KHÔNG THỂ TRÀ TRỘN ĐỔI MÀU

0 nhận xét


Nghi án hối lộ và nhận hối lộ giữa doanh nghiệp Nhật Bản và một số cán bộ quản lý trong ngành GTVT Việt Nam để thắng thầu một dự án đường sắt đang gây ồn ào dư luận. Bộ GTVT đang khẩn trương phối hợp với phía Nhật để xác minh sự việc. 

Mọi việc rồi sẽ được các cơ quan chức năng làm sáng tỏ. Song từ vụ việc này thêm một lần nữa câu chuyện quân xanh quân đỏ trong đấu thầu các dự án lại được đặt ra kèm với sự xuống cấp về trách nhiệm và đạo đức của một số cán bộ công chức, những người được giao nhiệm vụ quản lý kinh tế và thực hiện pháp luật nhà nước.

                                                     

Trước đây, chuyện quân xanh quân đỏ được hiểu là các công ty tham dự đấu thầu tự nguyện làm quân xanh ngầm thỏa thuận nhau về giá bỏ thầu để một công ty làm quân đỏ thắng thầu, rồi sau đó chia nhau phần lợi lộc thu được. Còn dự án thắng thầu theo cách này sẽ bị thi công chậm chạp, phát sinh hạng mục, phải bổ sung vốn v.v.. cuối cùng thì ngân sách nhà nước phải chịu.Cũng phải nhắc lại rằng tình trạng quân xanh quân đỏ này chỉ xảy ra và chỉ có thể xảy ra đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước – nơi người ta có thể lợi dụng, tham nhũng, hối lộ và nhận hối lộ bằng tiền rút từ ngân sách nhà nước. 

Nhìn lại các công trình đầu tư công trong cả nước, thấy hầu như ở đâu cũng xảy các hiện tượng tiêu cực và kết quả là chất lượng các dự án, công trình đều kém. Đường cao tốc Cầu Giẽ -Ninh Bình, mặc dù kinh phí đã đội lên gấp khoảng 3 lần so với dự án ban đầu nhưng ngay khi đưa vào sử dụng đã thể hiện kém chất lượng lún nứt. Kiểm toán nhà nước đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong các gói thầu của công trình này. Ở các công trình, dự án khác, hầu hết đều là những công trình trọng điểm, mang tầm cỡ quốc gia, (có vốn đầu tư rất lớn và đều là các dựa sn đầu tư công)  khi đưa vào sử dụng cũng đều bộc lộ những khiếm khuyết nghiêm trọng về chất lượng.

Trở lại câu chuyện hối lộ và nhận hối lộ đang gây rúng động thị trường hiện nay, theo lời khai nhận tội của Chủ tịch của Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) thì số tiền ông ta hối lộ một số quan chức giao thông vận tải của Việt Nam để được nhận thầu dự án giao thông sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA trị giá 41 triệu USD là hơn 782.000 USD. Có thể hiểu, nếu như lời khai này là thật, thì chính những người được giao nhiệm vụ thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này đã tự nguyện làm quân xanh giúp cho doanh nghiệp của Nhật thắng thầu để nhận về những đồng tiền phi pháp. Và như vậy, có thể hiểu ngay rằng chất lượng của công trình giao thông quan trọng này (có thể là xi măng, cốt thép, động cơ, thiết bị…)  sẽ bị giảm đi chắc chắn và ít nhất là 782.000 USD này. Và ai dám bảo rằng khi dự án được đưa vào sử dụng không xảy ra sự cố tai nạn cho người sử dụng trên một công trình kém chất lượng như vậy. 

Ai cũng hiểu hạ tầng giao thông là nền tảng cho phát triển đất nước. Thật xấu hổ khi chính những người được giao trách nhiệm quản lý lĩnh vực quan trọng thế lại tự biến mình thành quân xanh quân đỏ trà trộn lẫn nhau, ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, làm hại kinh tế đất nước, làm mất lòng tin của nhân dân. 

Cách đây chưa lâu, trong một cuộc họp giao ban của ngành GTVT, khi bàn về chất lượng công trình và công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nhấn mạnh Chất lượng công trình là danh dự của cả ngành GTVT. Bộ trưởng Thăng cùng từng xử lý thẳng tay những cán bộ cấp dưới không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng Thăng cũng đang chỉ đạo khẩn trương làm rõ vụ việc được gọi là hối lộ và nhận hối lộ với tập đoàn của Nhật.. Thế nhưng thực tế cho thấy, một bộ trưởng Thăng thôi thì chưa đủ.

Để trong sạch được hoạt động đấu thầu, đặc biệt là đối với các dựa sn, công trình xây dựng lớn, vốn đầu tư lớn, đòi hỏi sự liêm chính của tất cả những người liên quan được giao nhiệm vụ quản lý và thực thi luật pháp trong lĩnh vực này. Nếu Luật Đấu thầu được thực hiện nghiêm, nếu Luật Cán bộ công chức được thực hiện nghiêm, nếu những vi phạm được xử lý nghiêm và kịp thời liệu có còn xảy ra những vụ việc tham nhũng, hối lộ và nhận hối lộ vô liêm sỉ như thế này không. 

Sắc màu của cuộc sống vô cùng phong phú. Nhưng màu xanh là màu xanh, màu đỏ đỏ là màu đỏ. Không thể gọi xanh là đỏ hay đỏ là xanh. Cũng không thể đánh tráo khái niệm xanh với đỏ./.

Lý Thái Phương

Read More »

Kiện chậm giao nhà: Đuổi gà đã thả !

0 nhận xét

Rất nhiều người đã đóng tiền để mua nhà của các chủ đầu tư xây dựng nhà ở nhưng thời hạn giao nhà đã qua rất lâu mà vẫn không nhận được nhà.

                                                   (Ảnh sưu tầm mang tính minh họa)

Có người đã đệ đơn kiện doanh nghiệp chủ đầu tư chậm trễ này, song nhiều người khác lại ví, kiện như thế chả khác gì đi đuổi theo con gà mình đã tự thả ra. Và liệu có bắt lại được con gà ấy không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xung quanh.

Ông bà ta có câu an cư lạc nghiệp. Ông bà cũng đã chỉ ra những việc lớn trong cuộc đời một người, đó là tậu trâu, cưới vợ, làm nhà. Vậy nên cả đời lao động, dành dụm chắt bóp những mong tậu được căn nhà để an cư. Vậy nên tiền thì đã đóng - đúng hạn răm rắp và tăng lên trong những khoảng thời gian ngắn mà chủ đầu tư đã quy định (không đúng hạn có mà nộp phạt trả chậm bét nhất là cộng lãi suất ngân nàng). Ấy vậy mà cùng với thời gian, hy vọng chuyển vào ở trong chính căn hộ của mình lại cứ càng ngày càng xa hơn, còn lãi vay ngân hàng thì cứ tỷ lệ thuận với thời gian ngày một xa hơn này.

Với công chức và người nghèo, người thu nhập thấp, có được những khoản tiền đóng ban đầu và cấp tập sau đó cho chủ đầu tư là cả sự gian truân vất vả, từ dành dụm, chắt bóp, vay mượn bạn bè người thân mỗi người chút ít, đến vay tiêu dùng ở ngân hàng, thậm chí vay cả tín dụng cao ở những nơi vay vô cùng dễ mà nếu chậm trả thì vô cùng khắc nghiệt. Thế mà cả một đống tiền ấy của mình lại đang nằm chết gí trong các móng, nền, trong các căn nhà dang dở bỏ trống cho cỏ mọc, mèo hoang trú ngụ.

Quá bức xúc trước sự chậm trễ, một số đơn kiện của người mua nhà đã được gửi đến toà án, yêu cầu trả vốn, trả lãi và phạt vi phạm hợp đồng. Thế nhưng lúc này mới hay, kiện đâu phải chuyện dễ.

Theo quy định, chủ đầu tư vi phạm hợp đồng thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo những gì hai bên đã ký kết. Nhưng hầu như các loại hợp đồng này đều quy định rằng trong trường hợp chủ đầu tư chậm giao nhà thì phải chịu trả lãi theo lãi suất ngân hàng. Trước nay khi hợp đồng ký kết suôn sẻ, thì chả có điều qua tiếng lại gì. Giờ khi câu chuyện kiện tụng được đưa ra mới thấy rằng phần phải chịu theo lãi suất ngân hàng kia của chủ đầu tư thật chả đáng gì so với những khoản tiền mà khách hàng đã nộp vào. Vì thế, nếu muốn thì chủ đầu tư sẵn sàng nộp phạt trong thời gian dài mà không giao nhà. Lần lữa như thế, khách hàng nào chịu nổi, phải tự mình rút lui, tự phá hợp đồng và chịu thiệt đủ đường. Đó là chưa kể tình huống chủ đầu tư phá sản thì trong danh sách theo thứ tự ưu tiên thanh toán trả nợ thì các cá nhân không phải là những người đầu tiên.

Các luật sư cho biết, khi chủ đầu tư có giấy phép kinh doanh bất động sản, khách hàng bị chậm trả nhà có thể kiện và toà án sẽ xử theo Luật kinh doanh bất động sản.

Trở lại hình ảnh ví von "đuổi theo con gà đã thả" - hình ảnh này đã thể hiện vị thế của người mua nhà đối với đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình. Nhưng việc thả gà thì hoàn toàn không phải lỗi của người đi mua bởi họ những  tưởng và được làm cho tin tưởng mình đã bỏ tiền vào nơi tin cậy.

Chuyện đóng tiền mua nhà, bán nhà theo kiểu đóng một phần tiền ban đầu và theo tiến độ hoàn thiện công trình đã được thực hiện lâu nay. Song hầu như ít người chú ý đúng mức đến nội dung chi tiết trong các bản hợp đồng ký kết trong khi nội dung các hợp đồng này cứ mặc nhiên mặc định là do chủ đầu tư soạn thảo, người mua nhà xem rồi ký. Đến lúc cơm chẳng lành canh chẳng ngọt như hiện nay, những bất cập mới lộ ra.

Nói gì thì nói, đuổi theo gà còn có thể nhìn thấy hướng đi hướng chạy của gà, còn tiền của mình đã nộp cho chủ đầu tư thì đang vào đâu đó trong các khu nhà dang dở liệu người mua nhà có biết được không. Với doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, những khi thị trường phát triển, doanh nghiệp phất lên, thu về lợi nhuận lớn thì cũng phải chấp nhận khi xảy ra rủi ro và thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh, với nhà nước, với khách hàng.

Chúng ta sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Các chủ đầu tư - doanh nghiệp kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Giờ đây, thị trường bất động sản đang ấm trở lại, đang tan băng. Thị trường bất động sản đang được quan tâm lo lắng giải cứu. Nhưng những giải cứu này xét cho cùng sẽ tác động hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản và những  người sẽ mua nhà sau đó. Còn với những cá nhân và gia đình đã gần như trao tất cả giá trị của ngôi nhà ước mơ của mình cho doanh nghiệp, góp phần vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì khi xảy rủi ro như hiện nay, cần có sự chỉ đạo thực hiện nghiêm pháp luật. Hiến pháp đã quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật./.

Theo Lý Thái Phương
VOV

Read More »

Bình thơ: Lý Thái Phương... ngược nắng

0 nhận xét

VOV.VN -Trong thơ Lý Thái Phương có nhiều thoáng cảm xúc - thắp sớm mà cũng tắt nhanh như sao trời - phải chớp lấy.

Lý Thái Phương chuyển cho tôi tập bản thảo thơ “Ngỡ là Mặt trời”. Bình thơ chăng? Tôi không muốn làm thay độc giả. Tập thơ giờ đã trong tay các bạn, mở ra và đọc thôi...
Tôi được làm đồng nghiệp của chị khi chị đã là một nhà báo có góc nhìn riêng về các vấn đề kinh tế (Hiện nay Lý Thái Phương là Phó Giám đốc kênh Truyền hình VOV). Sắc, gọn, đanh. Mãi sau này tôi mới biết chị còn làm thơ. Ít thấy ai cùng một lúc xuất hiện với bên này là bài báo rắn câng, bên kia là bài thơ run rẩy. Chị là thế, đi giữa hai trạng thái nóng - lạnh, giữa thẳng căng công việc và thả trùng tâm trạng.


Lý Thái Phương với tập thơ "Ngỡ là mặt trời"    

Khi nói đến thơ, Phương trẻ hẳn. Tôi nghĩ chị là người yêu thơ, yêu như yêu niềm vui, nỗi buồn của mình. Nó ở bên cạnh chị, lúc như người bạn gần gụi, lúc lại như người dưng xa lạ.
Lý Thái Phương thích in một vài tập thơ mong mỏng, như những khoảnh khắc đậu khẽ vào cuộc đời bộn bề này. Và chị đã có được những dư vị lạ kể từ khi bước đi cùng thơ.
Thơ thì không có khái niệm viết khỏe, tôi nghĩ vậy, và thậm chí không nên là sản xuất ồ ạt. Mà cả hai thì đều không phải là cách để có thơ hay. Thơ hay là thơ chớp được, nhặt được, chứ không thể cố vận công để làm. Trên mỏng manh tập thơ có đôi dòng trĩu xuống thì đó là hạnh phúc lớn rồi...
Lý Thái Phương còn thích chụp ảnh, vui thôi, chứ không phải làm nhiếp ảnh gia. Nhưng tôi đã thấy nhiều bức chớp được cái tâm trạng của trời đất. Nó lan ra từ tâm trạng người chụp. Không chuyên nên có khi chị liều chụp “ngược nắng” một cách phá cách. Người ta tìm bóng râm mà tới, chị lại ngược nắng lần hồi. Những lần đi ngược mặt trời như thế, ngược cả chiều gió như thế, chói mắt mà nhìn ra được những ý thơ tứ thơ. Thế là in thôi, từng tập, từng tập mỏng như lá, mà cũng nặng như lá. Cho nên trong thơ chị có nhiều thoáng cảm xúc - thắp sớm mà cũng tắt nhanh như sao trời - phải chớp lấy.
Hôm qua thấy ở vòm cao
Có ngôi sao sáng vụt vào đêm xanh
Thì thôi bắt được chẳng lành
Ta mang bỏ lại vẫn cành hoa sen
Và cơn giông cũng vậy, như mang theo một hình hài:
Uỳnh uỳnh dẫn đêm vào gió
Ào ào mở lối ra mưa
Bỗng nhiên dùng dằng nơi cửa
Bỏ đi nhanh đến chẳng ngờ.
Tôi được vinh dự đọc tập “Ngỡ là Mặt trời” khi nó còn là bản thảo và chưa được đưa đi nhà in. Giờ đây “Ngỡ là Mặt trời” đang trên tay tôi, và trên tay bạn./.

Trần Nhật Minh/VOV2

Read More »

Để ngày nào cũng là "Ngày Pháp luật"

0 nhận xét

Kỷ cương ngày càng chặt chẽ nghiêm ngặt hơn, những oan sai sẽ dần được loại bỏ và triệt tiêu.


Cả nước chào đón Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 đầu tiên (và từ nay sẽ là hàng năm) đúng vào dịp Quốc hội đang thảo luận và phát thanh truyền hình trực tiếp cho nhân dân cả nước thấy việc thảo luận, góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiển pháp - đạo luật cao nhất của nhà nước- thể hiện quyền làm chủ cao nhất của mỗi công dân trong điều hành bộ máy nhà nước thông qua công tác xây dựng pháp luật.

Thế nhưng cũng chính những ngày này, một sự kiện thu hút sự quan tâm của mọi diễn đàn và nhiều cá nhân, gây sốc, khiến dư luận bất ngờ, ngỡ ngàng, bùng lên giận dữ, rồi lại lặng đi xót xa là câu chuyện công dân Nguyễn Thanh Chấn bị kết án chung thân oan sai đã ở tù 10 năm, nay được trả tự do và được xem xét điều tra lại. Và rồi sau giây lát lắng xuống đau xót ấy, dư luận và những người chân chính lại bùng phẫn nộ.
10 năm oan trái trong tù của một con người, 10 năm tủi nhục, tan nát của một gia đình, một dòng họ, song song với đó là 10 năm nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật của kẻ thật sự phạm tội, và 10 năm thanh thản của những người đã kết án oan sai.

Liệu còn những trường hợp 10 năm, 20 năm hay cả cuộc đời oan trái nào còn đang đâu đó chưa được minh oan?. Mới thấy rằng trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn là kết cục của tất tần tật những gì quá ư là đau xót cộng lại, từ tự vô cảm, vô tâm, thiếu trách nhiệm dẫn đến độc ác của một số người được giao trọng trách thi hành pháp luật, từ sự thiếu hiểu biết, không hiểu biết và không được biết về pháp luật đến sự đơn độc thiệt thòi của người dân trước những điều mình có quyền biết có quyền yêu cầu được biết.

Thế là đã quá đủ để chúng ta biết rằng còn quá nhiều việc để pháp luật được thực thi chính xác đúng người đúng tội, để pháp luật đạt mục tiêu chuyên chính với kẻ thù và dân chủ với nhân dân.
Kể từ khi nền chuyên chính của ta có Hiến pháp đầu tiên năm vào năm 1946 đến nay, đây lần đầu tiên chúng ta có Ngày Pháp luật. Điều 8 của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, quy định ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và Ngày Pháp luật Việt Nam được coi là một dấu ấn, một điểm nhấn quan trọng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân.

Nhân dân là toàn bộ những người trong một quốc gia hay một địa phương. Vì thế phổ biến, giáo dục pháp luật nâng, cao ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân chính là phổ biến, giáo dục pháp luật nâng, cao ý thức tuân thủ pháp luật của tất cả người dân Việt Nam, không ngoại trừ ai, từ những người được giao trọng trách xây dựng chính sách pháp luật, những người được cử thay mặt nhà nước thực thi pháp luật vào thực tế cho đến các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật.

Và cũng chính vì thế, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để Ngày Pháp luật Việt Nam thật sự được thực hiện nghiêm, dân chủ, bình đẳng, mang ý nghĩa đẹp đẽ và nhân văn, để 364 ngày còn lại của mỗi năm cũng ý nghĩa như ngày 9/11 nghiêm chỉnh, đẹp đẽ và nhân văn.

Thực tế ý thức pháp luật của mỗi người được thể hiện qua những hành vi dù ngỡ như là nhỏ nhất của mỗi người - mỗi công dân, cho dù công dân ấy ở vị trí nào trong xã hội. Vậy nhưng dường như không phải ai cũng hiểu được điều đó. Nhìn vào câu chuyện gần đây khi những chiếc xe ô tô mang biển màu xanh với số đầu đăng ký là 80 (vẫn được hiểu là xe công của các cơ quan trung ương, của cán bộ V.I.P) bị đưa vào mục tiêu của một đợt ra quân kiểm tra kiểm soát việc thực hiện pháp luật, sẽ thấy được điều đó. Đó mới chỉ là câu chuyện về những chiếc xe con của một số cơ quan có vẻ to đã tự cho mình cái quyền vượt ra khỏi quy định của những điều luật. Đó chính là một trong những hệ quả của sự thiếu ý thức pháp luật, thiếu được phổ biến tuyên truyền pháp luật. Hay là câu chuyện cơ quan công an đã phải tự ra lệnh cho chính cán bộ chiến sĩ công an rằng không được giải quyết các vi phạm phạm pháp luật theo sự nhờ vả, giấy viết tay hay những cú điện thoại của người quen.

Nhìn lại vụ việc của công dân bị kết án oan với mức tù chung thân, cho dù câu chuyện trả lại quyền công dân và cuộc sống bình thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn chỉ vừa bắt đầu nhưng đã thấy hé ra những điều đầy đau xót mà nếu trình độ pháp luật, ý thức pháp luật của những người liên quan đạt được yêu cầu của mỗi vị trí công tác thì sẽ khó có điều kiện xảy ra.

Đến mức Phó Thủ tướng cũng phải thốt lên một điều hiển nhiên rằng ép cung là vi phạm pháp luật. Đến mức Chủ tịch nước cũng phải lên tiếng yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm phải điều tra xem xét đúng pháp luật để khôi phục danh dự và bồi thường cho công dân bị oan sai. Chưa nói đến thái độ của những người đã xét xử oan sai đẩy ông Chấn vào cảnh tù tội, hay những kẻ đã núp bóng pháp luật dùng bạo lực để ép cung người dân vô tội thành có tội, mà chỉ nói đến trình độ, ý thức pháp luật của những người được giao nhiệm vụ cầm cân nảy mực này đã thấy cả một vấn đề nan giải, thật sự là mối lo ngại lớn.

Chẳng thế mà việc xây dựng pháp luật và các văn bản pháp luật, việc ứng dụng các văn bản này vào trong thực tế phải triệt để tuân thủ tiêu chí "công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, còn công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm". Và muốn đạt được tiêu chí vô cùng quan trọng này, phải nâng cao trình độ và ý thức pháp luật từ cả hai phía - những người được giao trách nhiệm thực thi luật pháp và đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật.

Năm đầu tiên này, Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 mang chủ đề  "Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", đang đánh dấu thêm một mốc mới đáng nhớ trong công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật.

Ngày Pháp luật Việt Nam được khẳng định là một trong những chế định quan trọng đặt tiền đề cho việc đổi mới tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, là một cách làm hay để góp phần thay đổi nhận thức, thái độ của cơ quan Nhà nước đối với nhân dân, hướng tới xây dựng hình ảnh một Nhà nước gần dân, vì dân, phục vụ nhân dân. Đồng thời, cũng nhắc nhở, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật.

Mong sao giờ đây ngày nào cũng là Ngày Pháp luật. Có như thế, ý thức pháp luật của mỗi công dân dù ở vị trí nào cũng dần được nâng lên. Trong tiến trình ấy, kỷ cương ngày càng chặt chẽ nghiêm ngặt hơn, những oan sai sẽ dần được loại bỏ và triệt tiêu. Và khi đó, mỗi ngày trong 365 ngày của năm đều là ngày trọn vẹn của đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.


Read More »

LÝ THÁI PHƯƠNG … NGƯỢC NẮNG

0 nhận xét

"LÝ THÁI PHƯƠNG … NGƯỢC NẮNG
( Trần Nhật Minh)

Lý Thái Phương chuyển cho tôi tập bản thảo thơ Ngỡ là Mặt Trời. Bình thơ chăng ? Tôi không muốn làm thay độc giả. Tập thơ giờ đã trong tay các bạn, mở ra và đọc thôi...

Tôi được làm đồng nghiệp của chị khi chị đã là một nhà báo có góc nhìn riêng về các vấn đề kinh tế. Sắc, gọn, đanh. Mãi sau này tôi mới biết chị còn làm thơ. Ít thấy ai cùng một lúc xuất hiện với bên này là bài báo rắn câng, bên kia là bài thơ run rẩy. Chị là thế, đi giữa hai trạng thái nóng - lạnh, giữa thẳng căng công việc và thả trùng tâm trạng.

Khi nói đến thơ, Phương trẻ hẳn. Tôi nghĩ chị là người yêu thơ, yêu như yêu niềm vui, nỗi buồn của mình. Nó ở bên cạnh chị, lúc như người bạn gần gụi, lúc lại như người dưng xa lạ.

Lý Thái Phương thích in một vài tập thơ mong mỏng, như những khoảnh khắc đậu khẽ vào cuộc đời bộn bề này. Và chị đã có được những dư vị lạ kể từ khi bước đi cùng thơ.

Thơ thì không có khái niệm viết khoẻ, tôi nghĩ vậy, và thậm chí không nên là sản xuất ồ ạt. Mà cả hai thì đều không phải là cách để có thơ hay. Thơ hay là thơ chớp được, nhặt được, chứ không thể cố vận công để làm. Trên mỏng manh tập thơ có đôi dòng trĩu xuống thì đó là hạnh phúc lớn rồi...

Lý Thái Phương còn thích chụp ảnh, vui thôi, chứ không phải làm nhiếp ảnh gia. Nhưng tôi đã thấy nhiều bức chớp được cái tâm trạng của trời đất. Nó lan ra từ tâm trạng người chụp. Không chuyên nên có khi chị liều chụp "ngược nắng" một cách phá cách. Người ta tìm bóng râm mà tới, chị lại ngược nắng lần hồi. Những lần đi ngược mặt trời như thế, ngược cả chiều gió như thế, chói mắt mà nhìn ra được những ý thơ tứ thơ. Thế là in thôi, từng tập, từng tập mỏng như lá, mà cũng nặng như lá. Cho nên trong thơ chị có nhiều thoáng cảm xúc-thắp sớm mà cũng tắt nhanh như sao trời-phải chớp lấy.

"Hôm qua thấy ở vòm cao
Có ngôi sao sáng vụt vào đêm xanh
Thì thôi bắt được chẳng lành ... "

Và cơn giông cũng vậy, như mang theo một hình hài:

"Uỳnh uỳnh dẫn đêm vào gió
Ào ào mở lối ra mưa
Bỗng nhiên dùng dằng nơi cửa
Bỏ đi nhanh đến chẳng ngờ."

Tôi được vinh dự đọc tập "Ngỡ là Mặt Trời" khi nó còn là bản thảo và chưa được đưa đi nhà in. Giờ đây Ngỡ là Mặt Trời đang trên tay tôi, và trên tay bạn./."

Read More »

BÊN LỀ BUỔI GIỚI THIỆU SÁCH

0 nhận xét
Lý Thái Phương   

                                 Mình vừa được đi dự buổi Lễ giới thiệu một cuốn sách mới (vào ngày 27-12-2013).  Đó là Giới thiệu tiểu thuyết KHÓI của tác giả Đoàn Bảo Châu. Mình đọc cuốn này trước đó rồi, rất thích nên rất tò mò và háo hức để nghe xem các nhân vật tên tuổi trong làng văn nói gì.

Đến nơi, thấy bạn bè của tác giả và bạn đọc đến dự khá đông. Nhưng mình thấy có một số nhà văn, nhà phê bình - tên nghe thì quen nhưng đến tham dự rất là …. lạ.

Có một ông – chắc là quan trọng nhất – là mình nghĩ thế, vì ông dẫn dắt chương trình, nhưng vừa mở đầu đã hào hứng “post” ra thông tin rằng vào rất muộn của đêm qua ông mới bắt đầu đọc cuốn sách này (tức là cuốn Khói được giới thiệu hôm nay đấy ạ). Ông cũng nói thêm là đã đọc rất kỹ rồi nhưng mình chẳng tin là với hơn 550 trang sách đầy ắp chi tiết, tình huống, liên tưởng .. về diễn biến và số phận của bốn nhân vật chính cùng nhiều nhân vật và tuyến nhân vật khác nữa ở nhiều giai đoạn thời gian, hoàn cảnh … trong Khói mà ai đó có thể đọc kỹ trong vòng non đêm.

Một vị khác cũng tên tuổi không kém trong giới văn chương mà lâu nay mình vẫn nghe, tiếp tục được giới thiệu lên để bình về cuốn sách thì thản nhiên tuyên bố mới đọc chừng trăm trang (của cuốn tiểu thuyết 550 trang Giời ạ), rồi khẳng định đã thấy hết được những vấn đề mà Khói đề cập. (Trời ơi là trời.) Và với chỉ trăm trang đã đọc, vị này cũng thao thao bình này bình nọ “như đúng rồi” về cuốn sách mà tác giả đã bỏ ra không biết bao nhiêu năm tháng và vốn sống thực tế (được một vị tên tuổi khác tại đây dẫn đánh giá là vào loại triệu phú thực tế) để chắt lọc ra hơn 550 trang sách. Hu hu. Bó tay.

Trong khi đó, gần như vị nào lên diễn đàn cũng đều nhắc đến những cuốn này cuốn khác của tác giả này tác giả kia đang rất đáng chú ý mà mình vừa đọc, vừa biết, vừa được tặng hay vừa được làm giám khảo chấm xét gì đó và có thể có triển vọng hay không triển vọng.  (Ôi chao là ôi chao . . .)

Lại nữa, một vị nhìn bề ngoài thì cỡ tuổi cũng chắc phải trên cả xưa nay hiếm khá nhiều, chả hiểu có nhớ rằng mình được mời đến Giới thiệu sách không mà lên diễn đàn cười hơ hơ rồi bôm bốp tuyên bố rằng đến đây không phải để nhận xét, để bình luận về cuốn Khói. Rồi như đã tuyên bố, ông cụ ý (đến lúc này thì mình thấy cũng chẳng còn mấy đáng kính nữa), chẳng đếm xỉa đến ai để nói về chuyện tiểu thuyết là một thể loại huyền bí, khó hiểu mà đến cả đời nhà các cậu cũng chả hiểu được đâu (huống hồ là viết ?). Lại dẫn dắt những đông tây kim cổ nghe mà hãi chết người. (Bó tay. Lắc đầu).

Mình viết là “Bên lề buổi giới thiệu sách”, nhưng thật sự thì không phải là bên lề tý nào./.

(27.12.2013)



Read More »

QUÁ KHỨ

0 nhận xét
 Lý Thái Phương


         
Năm tháng dâng tràn thành quá khứ
Màu hoa xưa có nói gì đâu
Nắng cứ buông từng sợi bạc màu
Chùm phượng dại thôi thầm nhắc nhở
Dẫu ai cố tìm về quá khứ
Thuở em cười lỡ nhịp trái tim

Quá khứ rơi vương vất bên đường
Lặn sâu vào những con ngõ nhỏ
Theo gió đêm cào từng mái phố
Dưới hiên nhà lập cập mưa khuya



Quá khứ phai nhợt nhạt màu xưa
Đêm đêm xước lên chùm vệt đỏ
Nghẹn thắt khi chạm vào nỗi nhớ
Tuyệt vọng buông héo hắt bên thềm 



Quá khứ trôi lạnh cóng màn đêm
Giọt ly ty giăng mờ lối cũ
Trong tái tê nhọc nhằn khép cửa

Nép thời gian vật vã bên hè  ...

Read More »

Nghịch lý mùa cạn

0 nhận xét
Lý Thái Phương


         Xót dòng sông Hồng mùa cạn đáy
Cả hạ lưu quằn quại khát thèm
Mà bãi giữa ngô khoai vẫn mướt
Chắt lòng phù sa màu xanh lên

Trở ngược dòng sông mùa thác lũ
Sóng đỏ gầm lên cuộn trôi dòng
Đôi hạt màu víu vào doi cát
Neo lòng đợi đón những mầm non






Read More »

Dậu bìm bìm

0 nhận xét
Lý Thái Phương


       Cậy mình tím vượt bờ tường sang đó
Em đâu hay khó ngoảnh lại lối về
Vương víu thế chéo chằng giăng mắc thế
Có lẽ nào em đan sập đời mê.



Read More »

Ngỡ là Mặt Trời

0 nhận xét
Lý Thái Phương 



      Trong gió lạnh của mùa đông băng giá
Mặt trời hồng rụt rè ngập ngừng lên
Ngại ngần mãi lại ngại ngần trở ngược
Mang theo đi chút hơi ấm trên đường

Đã biết gió của trời đông rét buốt
Là bầu mây xám tối dọc thời gian
Có bất chợt nhóm lên màu ấm áp

Cũng vậy thôi chẳng thắp được sắc vàng.



Read More »

"DƯ CHẤN" NGÀY PHÁP LUẬT VN ĐẦU TIÊN

0 nhận xét
Lý Thái Phương

                              Cả nước chào đón Ngày pháp luật Việt Nam 9-11 đầu tiên (và từ nay sẽ là hàng năm) đúng vào dịp Quốc hội đang thảo luận và phát thanh truyền hình trực tiếp cho nhân dân cả nước thấy việc thảo luận, góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiển pháp - đạo luật cao nhất của nhà nước– thể hiện quyền làm chủ cao nhất của mỗi công dân trong điều hành bộ máy nhà nước thông qua công tác xây dựng pháp luật. Thế nhưng cũng chính những ngày này, một sự kiện thu hút sự quan tâm của mọi diễn đàn và nhiều cá nhân, gây sốc, khiến dư luận bất ngờ, ngỡ ngàng, bùng lên giận dữ, rồi lại lặng đi xót xa là câu chuyện công dân Nguyễn Thanh Chấn bị kết án chung thân oan sai đã ở tù 10 năm, nay được trả tự do và được xem xét điều tra lại. Và rồi sau giây lát lắng xuống đau xót ấy, dư luận và những người chân chính lại bùng phẫn nộ.

10 năm oan trái trong tù của một con người, 10 năm tủi nhục, tan nát của một gia đình, một dòng họ, song song với đó là 10 năm nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật của kẻ thật sự phạm tội, và 10 năm thanh thản của những người đã kết án oan sai. Liệu còn những trường hợp 10 năm, 20 năm hay cả cuộc đời oan trái nào còn đang đâu đó chưa được minh oan. Mới thấy rằng trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn là kết cục của tất tần tật những gì quá ư là đau xót cộng lại, từ tự vô cảm, vô tâm, thiếu trách nhiệm dẫn đến độc ác của một số người được giao trọng trách thi hành pháp luật, từ sự thiếu hiểu biết, không hiểu biết và không được biết về pháp luật đến sự đơn độc thiệt thòi của người dân trước những điều mình có quyền biết có quyền yêu cầu được biết.

Thế là đã quá đủ để chúng ta biết rằng còn quá nhiều việc để pháp luật được thực thi chính xác đúng người đúng tội, để pháp luật đạt mục tiêu chuyên chính với kẻ thù và dân chủ với nhân dân. .

Kể từ khi nền chuyên chính của ta có Hiến pháp đầu tiên năm vào năm 1946 đến nay, đây lần đầu tiên chúng ta có Ngày Pháp luật. Điều 8 của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, quy định ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và Ngày Pháp luật Việt Nam được coi là một dấu ấn, một điểm nhấn quan trọng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân.

Nhân dân là toàn bộ những người trong một quốc gia hay một địa phương. Vì thế phổ biến, giáo dục pháp luật nâng, cao ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân chính là phổ biến, giáo dục pháp luật nâng, cao ý thức tuân thủ pháp luật của tất cả người dân Việt Nam, không ngoại trừ ai, từ những người được giao trọng trách xây dựng chính sách pháp luật, những người được cử thay mặt nhà nước thực thi pháp luật vào thực tế cho đến các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật.

Và cũng chính vì thế, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để Ngày Pháp luật Việt Nam thật sự được thực hiện nghiêm, dân chủ, bình đẳng, mang ý nghĩa đẹp đẽ và nhân văn, để 364 ngày còn lại của mỗi năm cũng ý nghĩa như ngày 9-11 nghiêm chỉnh, đẹp đẽ và nhân văn.

Thực tế ý thức pháp luật của mỗi người được thể hiện qua những hành vi dù ngỡ như là nhỏ nhất của mỗi người – mỗi công dân, cho dù công dân ấy ở vị trí nào trong xã hội. Vậy nhưng dường như không phải ai cũng hiểu được điều đó. Nhìn vào câu chuyện gần đây khi những chiếc xe ô tô mang biển màu xanh với số đầu đăng ký là 80 (vẫn được hiểu là xe công của các cơ quan trung ương, của cán bộ V.I.P) bị đưa vào mục tiêu của một đợt ra quân kiểm tra kiểm soát việc thực hiện pháp luật, sẽ thấy được điều đó. Đó mới chỉ là câu chuyện về những chiếc xe con của một số cơ quan có vẻ to đã tự cho mình cái quyền vượt ra khỏi quy định của những điều luật. Đó chính là một trong những hệ quả của sự thiếu ý thức pháp luật, thiếu được phổ biến tuyên truyền pháp luật. Hay là câu chuyện cơ quan công an đã phải tự ra lệnh cho chính cán bộ chiến sĩ công an  rằng không được giải quyết các vi phạm phạm pháp luật theo sự nhờ vả, giấy viết tay hay những cú điện thoại của người quen.

Nhìn lại vụ việc của công dân bị kết án oan với mức tù chung thân, cho dù câu chuyện trả lại quyền công dân và cuộc sống bình thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn chỉ vừa bắt đầu nhưng đã thấy hé ra những điều đầy đau xót mà nếu trình độ pháp luật, ý thức pháp luật của những người liên quan đạt được yêu cầu của mỗi vị trí công tác thì sẽ khó có điều kiện xảy ra.

Đến mức Phó Thủ tướng cũng phải thốt lên một điều hiển nhiên rằng ép cung là vi phạm pháp luật. Đến mức Chủ tịch nước cũng phải lên tiếng yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm phải điều tra xem xét đúng pháp luật để khôi phục danh dự và bồi thường cho công dân bị oan sai. Chưa nói đến thái độ của những người đã xét xử oan sai đẩy ông Chấn vào cảnh tù tội, hay những kẻ đã núp bóng pháp luật dùng bạo lực để ép cung người dân vô tội thành có tội, mà chỉ nói đến trình độ, ý thức pháp luật của những người được giao nhiệm vụ cầm cân nảy mực này đã thấy cả một vấn đề nan giải, thật sự là mối lo ngại lớn.

Chẳng thế mà việc xây dựng pháp luật và các văn bản pháp luật, việc ứng dụng các văn bản này vào trong thực tế phải triệt để tuân thủ tiêu chí “công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, còn công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”. Và muốn đạt được tiêu chí vô cùng quan trọng này, phải nâng cao trình độ và ý thức pháp luật từ cả hai phía - những người được giao trách nhiệm thực thi luật pháp và đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật.

Năm đầu tiên này, Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11 mang chủ đề  “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đang đánh dấu thêm một mốc mới đáng nhớ trong công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật.
Ngày Pháp luật Việt Nam được khẳng định là một trong những chế định quan trọng đặt tiền đề cho việc đổi mới tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, là một cách làm hay để góp phần thay đổi nhận thức, thái độ của cơ quan Nhà nước đối với nhân dân, hướng tới xây dựng hình ảnh một Nhà nước gần dân, vì dân, phục vụ nhân dân. Đồng thời, cũng nhắc nhở, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật.
Mong sao giờ đây ngày nào cũng là Ngày Pháp luật. Có như thế, ý thức pháp luật của mỗi công dân dù ở vị trí nào cũng dần được nâng lên. Trong tiến trình ấy, kỷ cương ngày càng chặt chẽ nghiêm ngặt hơn, những oan sai sẽ dần được loại bỏ và triệt tiêu. Và khi đó, mỗi ngày trong 365 ngày của năm đều là ngày trọn vẹn của đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
  
 Ngày 8.11.2013






Read More »

CHÀNG TRAI NGÔ NGỐ ẤY ...

0 nhận xét
Lý Thái Phương


Cậu em họ mà thường ngày tôi và cả nhà, thậm chí cả bạn bè nó nữa vẫn gọi trêu là ngơ ngơ, ngô ngố vì cái khuôn mặt hiền lành với đôi mắt mở to luôn mang vẻ ngơ ngác rất buồn cười, vừa trở về sau chuyến đi cứu trợ đồng bào miền Trung bị bão lũ. Xe hỏng nên vạ vật dọc đường cả đêm, tinh mơ mới về đến Hà Nội, mặt mũi nó bơ phờ vì thức đêm và đói meo nên càng thấy ngơ ngơ, ngô ngố hơn, nhìn mà xót cả ruột. Nhưng mắt nó thì vẫn mở to hết cỡ, tròn, long lanh, và vẫn rất hiền lành. Thế nên nhìn vẫn thấy vẻ ngơ ngơ, ngồ ngộ.

 Cậu chàng về vui lắm. Chẳng là cậu cùng với một bạn nữa áp tải xe hàng huy động được từ bạn bè và các nhà hảo tâm gồm gạo, mỳ, nước uống, dép, quần áo và cả tiền mặt nữa vào hỗ trợ bà con Quảng Bình khắc phục hậu quả sau bão, nhất là cơn bão số 11 tàn khốc vừa rồi. Những ngày trước khi đi, cậu ta đôn đáo huy động, thu gom, nhận hàng. Căn nhà của cô tôi khá rộng thế mà cậu ta chở về nào gạo, mỳ, quần áo, chăn màn, dép guốc...xếp ăm ắp. Ai cũng ngạc nhiên, vì ngố ngố như cậu mà đi phát động phong trào ủng hộ bà con miền Trung gặp khó, lập tức được rất nhiều người ủng hộ. Không những bạn bè, bà con trong nước mà cả một vài bà con Việt kiều ở tít nước ngoài biết được chương trình của cậu qua người quen, người nhà cũng xin được góp một phần. Cậu còn huy động được cả  xe tải để chở hàng đi nữa. Xe chở đầy ắp hàng, xuất phát trước, còn cậu và anh bạn thì mua vé xe khách đi vào rồi hẹn gặp nhau trong đó.

Cậu em họ này của tôi năm nay đã ba mươi mấy rồi mà không thấy hó háy  người yêu hay bạn gái gì khiến gia đình, họ hàng và bạn bè cứ lo lo, thậm chí đôi người còn chút băn khoăn liệu cậu ta có vấn đề gì không. Trước những trêu đùa và cả lo lắng ấy cậu chỉ cười, mắt cứ tròn, cứ mở to, hiền khô, ngồ ngộ.

Tôi là chị và khá thân với cậu. Và hầu như tôi không bận tâm đến điều mà mọi người bàn tán trêu chọc cậu, kể cả chuyện muộn vợ hay vấn đề gì về giới tính hay không, bởi thời nay đám thanh niên trai muộn vợ gái muộn chồng là chuyện bình thường, các cô các cậu ý còn mải học hành, làm ăn. Tuy thế, cậu em tôi cũng là người thiệt thòi vì ít có điều kiện ăn học như các bạn đồng trang lứa. Bố của cậu- chú tôi, mất sớm từ khi cậu mới 2 tuổi và cô tôi tần tảo nuôi mấy anh em cậu khôn lớn.

Cho đến hôm có việc cần đột xuất, tôi ghé qua phòng làm việc thấy cậu đang có khách là một cô gái vừa tốt nghiệp đại học, đến trả lời phỏng vấn vào một vị trí trong công ty. Đang trao đổi, rồi cậu hỏi địa chỉ thư điện tử, cô gái đang ngồi trước mặt cậu liền kéo kế đứng dậy chuyển sang ngồi cạnh cậu, chắc là để kê khai địa chỉ trên màn hình máy tính. Lập tức thấy cậu giật mình, lùi phắt ra, mặt đỏ bừng, lúng túng và hơi khó chịu khiến cô gái xinh đẹp chân rõ dài kia cũng ngỡ ngàng, giật mình theo....Tôi ngồi ở góc phòng chờ cậu, chứng kiến cảnh đó, phì cười rồi chợt thoáng trở lại với lo ngại của cô tôi và đám bạn bè của cậu, rằng cậu này không hiểu có vấn đê gì về giới tính hay không. Nghe đâu rồi cô gái xinh đẹp và hiện đại ấy trượt vòng sơ tuyển đó.

Trở lại chuyến cứu trợ, sáng nay sau bát phở nóng hổi, khuôn mặt vương chút hồng hào trở lại, cậu kể cho chúng tôi chuyến đi thật giá trị và thật đáng nhớ kia. Đây là cụ già phong phanh trong tấm áo mỏng giữa buổi sớm của cái lạnh đầu mùa tay run run đỡ chạm vào bao gạo được cậu bé bên cạnh mang giúp. Kia là mấy chị đang hối hả trao đổi lựa chọn những chiếc áo ấm, những đôi dép sao cho hợp với mấy đứa con - đứa thì chân đất ở truồng rụt rè, đứa thì tuơi hớn hở vì được mặc áo mới xúm quanh. Kia nữa là vài cậu bé đang lễ mễ bê những thùng mỳ ăn liền, những bao gạo được chia tản dần về nhà. Quang cảnh hỗ trợ bà con miền Trung bị bão cứ diễn ra hối hả, nghĩa tình qua lời kể và những bức ảnh hiếm hoi cậu mang về. Lâu nay tôi thấy cậu em mình cứ lơ ngơ lơ ngơ thế, vậy mà không ngờ cậu và anh bạn vô cùng linh hoạt. Chỉ có 2 chàng trai với một xe đầy ắp hàng, bốc xuống sân trường còn đang đổ nát, tan hoang thế mà mọi việc cứ bon bon bon bon.

Cậu cũng kể và cho xem những bức ảnh các gia đình mà hai cậu đã đến tận nơi, ghé thăm và thật sự thấy đau lòng. Nhà cửa tan hoang, trống trải, đến cái xoong, nồi còn vương lại trên nền bếp cũng vỡ nát và méo mó. Kể đến đây đôi mắt ngơ ngác của cậu chợt trở nên ngơ ngác hơn, xa xôi hơn. “ Em nhớ ngày còn nhỏ, nhà nghèo, nhiều lúc chúng em cũng đói, rét như bà con miền Trung lúc này”

Cậu kể, chúng em không chia quần áo ấm ra từng phần để hỗ trợ các gia đình như gạo, mỳ, hay tiền mặt mà phân loại quần áo trẻ em người lớn, phân loại áo khoác, áo len hay các loại khác nhau để bà con dễ biết cách chọn loại nào cho hợp lý. Cách làm này tuy có vất vả phức tạp hơn nhưng có sự phối hợp, giúp đỡ của cán bộ thôn xã, và đoàn thanh niên địa phương nên khá là hiệu quả. Dù hàng hóa hỗ trợ không nhiều so với nhu cầu thực tế nhưng những gì bà con nhận được đều là những loại hàng phù hợp và cần thiết cho cuộc sống trước mắt. Dẫu biết rằng phần hỗ trợ rất ít ỏi song tấm lòng thơm thảo sẻ chia của bà con cả nước đối với miền Trung và đặc biệt là của các nhóm bạn bè như nhóm cậu em ngỡ là ngô ngố của tôi thật đáng trân trọng.


Và chiều tối hôm ấy, cậu chạy xe sang nhà tôi, ngồi chơi mãi, rồi ngập ngừng, bẽn lẽn “chị à, hôm rồi vào trong nớ em quen một bạn gái trong tốp thanh niên phối hợp cứu trợ…” Tôi quay phắt lại, thấy khuôn mặt cậu dường như bừng  lên, mắt vẫn tròn, mở to, rất hiền và khuôn mặt thì vẫn mang vẻ ngô ngố, ngộ ngộ muôn thuở../.    

Read More »

Đau đáu miền Trung...

0 nhận xét
Những ngày này, tin tức đầy lo ngại về cơn bão số 12 rập rình ngoài biển đang đưa đến những lo âu mới. 

Bão số 11 tàn phá miền Trung 

Đất nước mình hình chữ S với một phần bề cong chữ S vươn ra biển khơi mang lại cơ man cơ hội làm giàu với những bãi biển bạt ngàn cát nắng và gió, với những thắng cảnh du lịch say đắm lòng người cùng những cầu cảng cho tàu bè hàng hóa vươn khơi, xuất ngoại, cho bà con ngư dân dong buồm mang về tôm cá. Nhưng bề cong chữ S – nơi khúc ruột miền Trung vươn biển lại cũng chính là nơi đầu sóng ngọn gió hứng chịu biết bao nhiêu là thiên tai bão lũ.

Từ những cơn bão mang số đếm thứ tự lạnh lùng cho đến những cơn bão được gọi bằng những tên mỹ miều do xuất xứ của bão cứ năm này qua năm khác lừ lừ, lừng lững từ xa đổ gần vào dải đất vốn đã quanh năm vất vả gánh trĩu hai đầu đất nước. Ngay trong bão và ngay sau bão là mất mát, đau thương về người, là thiệt hại về vật chất, cảnh quan. Bão đổ vào, tàn phá, giằng giật đi từng tấm mái tôn, bức tường, dâng lũ ngút ngàn, xấp xoải nóc mái, đánh qua ngọn cây, cuốn phăng mùa màng, gia súc.

Chỉ riêng cơn bão số 11 đã làm miền Trung mất mát 26 con người và hơn 3.400 tỷ đồng giá trị tài sản vật chất. Riêng với Quảng Bình vừa trải qua sự tàn phá của cơn bão số 10, mọi mất mát còn chưa kịp gượng lại thì cơn bão số 11 tiếp tục đổ vào và mất mát lại thêm mất mát. Thêm 12 người nữa không còn gặp lại gia đình, bè bạn, lại hàng ngàn mái nhà trống hoác, hàng chục nghìn ngôi nhà ngập trong nước, hàng chục nghìn con vật nuôi bị lũ cuốn trôi, vài chục nghìn hecta lương thực và hoa màu mất trắng. Thiệt hại mà cơn bão số 11 này gây ra cho Quảng Bình lên đến 430 tỷ đồng. Những con số khô khốc và đầy đau thương. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên dường như càng ngày càng nghiệt ngã hơn mà một phần rất lớn là do chính sự tàn phá của con người đối với thiên nhiên.

Với sự sẻ chia thơm thảo, rất nhiều đoàn cứu trợ đã dồn về Miền Trung, dồn về các tỉnh bị thiệt hại lớn. Mỗi địa phương trong cả nước, mỗi tổ chức đoàn thể, xã hội mỗi doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp - mỗi nơi mỗi vẻ chuyển hàng cứu trợ về miền trung. Đâu đâu cũng đau đáu những tấm lòng hướng về Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, nơi những con người trong khó khăn bão tố đang chắt chiu lo toan vượt lên, bươn ra để khôi phục sau bão.

Người Việt mình bao đời nay trong truyền thống nhường cơm sẻ áo, bầu bí chung giàn nay trong lúc khó khăn dù chung dù riêng vẫn lá lành đùm lá rách, rồi cả những nơi lá rách ít đùm lá rách nhiều. Cùng với sự hỗ trợ chính thức của nhà nước, thì sự hỗ trợ của các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và những cá nhân này đã thật sự ghé vai kịp thời chia bớt một phần gánh nặng lo toan chung. Có những doanh nghiệp không ngần ngại chuyển ngay những tấn sản phẩm lương thực, thực phẩm của mình thẳng vào các tỉnh bão lũ, có những tổ chức đã phát động phong trào, huy động trợ giúp, và có cả những cá nhân hay nhóm nhỏ tự bảo nhau gom góp để sẻ chia.

Thật cảm động có những chuyến xe đầy ắp hàng cứu trợ chỉ một lái xe một người áp tải bươn chải qua những chặng đường rồi giao hàng đến tận tay mỗi gia đình khó khăn. Trên chuyến xe khách chạy đêm tuyến Hà Nội - Quảng Bình sau khi bão số 11 tan chưa đầy một tuần, tôi ngồi cạnh ghế có 2 chàng trai còn rất trẻ. Dọc hành trình đêm, thấy các cậu thỉnh thoảng lại điện thoại trao đổi với ai đó về chuyện xe hàng đã đi đến đâu, ngỡ các cậu là doanh nghiệp. Sau hỏi chuyện mới biết, hai cậu được giao nhiệm vụ đại diện cho các cựu học sinh cấp 2 từ những năm nảo năm nào của trường Lê Hồng Phong ở Thái Bình, đang sống và làm việc tại Hà Nội, thay mặt các bạn mang hàng vào cứu trợ bà con vùng bị bão ở Quảng Bình.

Hóa ra là các cậu vẫn thỉnh thoảng sinh hoạt đồng hương, nay thấy bà con gặp bão, tự đứng ra phát động phong trào trong các cựu học sinh này và cả các nhà hảo tâm khác, gom góp được đầy một xe tải toàn hàng thiết yếu để đi hỗ trợ. Chiếc xe dùng để chở hàng cũng là huy động từ bạn bè đã chất đầy toàn là hàng cứu trợ, chỉ còn 1 chỗ ngồi, mà các cậu lại có 2 người đi nên các cậu mua vé xe khách đi sau. Cảm động hơn khi biết chính các cậu cũng lần đầu tiên vào Quảng Bình, và nhóm đồng hương ấy cũng không ai có họ hàng người thân ở Quảng Bình. Nhưng thấy các cậu rất tự tin trên hành trình đêm ấy, bởi “chúng em đã điện thoại nhờ đoàn thanh niên của công an tỉnh hướng dẫn”. Những tấm lòng như thế thật quý và đáng trân trọng biết bao nhiêu.

Những tấm lòng như thế vẫn đang hướng về miền Trung, những chuyến hàng, những toa tàu chất đầy gạo, mỳ, quần áo, chăn màn, võng, bạt, thuốc men, nước uống . . . dồn về miền Trung cứu trợ khẩn cấp những ngày sau bão, rồi sau đó và cho đến giờ là vật liệu xây dựng, gạch ngói, tôn lợp, xi măng sắt thép chuyển về giúp khôi phục nhà cửa cầu đường. Tất cả đều đang hối hả. Rất nhiều chính sách, giải pháp và sự hỗ trợ trực tiếp của cả nước đã và đang được dồn cho miền Trung trong công cuộc khôi khục cuộc sống bình thường sau bão. Bà con nơi này đang gom nhặt, sửa chữa, dựng lại cửa nhà, trường lớp, khôi phục ruộng vườn, nhân lại đàn gia súc gia cầm. Nhưng ở nơi liền kề với biển, nơi hầu như hứng bão trước tiên như thế, và bão cứ đổ vào liên tiếp như thế, hỗ trợ nào cho kịp, cho đủ. Cho dù nhiều mái nhà đã và đang được gia cố trở lại, trường học đã được dọn quang, trẻ em lại đến trường. Nhưng trong số các em trở lại lớp hôm nay, có em còn đi chân đất, có em chưa đủ bữa sáng, có cả những em không còn cha hay mẹ nữa.

Vậy mà đâu đó vẫn có những câu chuyện không vui. ấy là những chuyến cứu trợ mang hơi hướng bề nổi, theo cách trống dong cờ mở, khoa trương cho những người không hề gặp khó. Rồi cả đâu đó những lô hàng xấu xí, kém chất lượng, những chiếc áo hôi bẩn, cũ nát. May thay, những hiện tượng ấy chỉ là hãn hữu.

Giờ này những cơn bão khác đang rình rập đổ về và rồi không biết sẽ là những bão số mười mấy nữa đang hình thành tít khơi xa. Miền Trung ruột thịt - nơi phần chữ S vươn biển lại gồng mình chờ bão. Thương lắm miền Trung ơi. Những tấm lòng cả nước vẫn luôn lắng tin, lắng tiếng từ vùng bão lũ, sẵn sàng cùng chống bão, sẵn sàng sẻ chia ./.

Phạm Hùng/CTV VOVonline

 http://vov.vn/Xa-hoi/Dau-dau-mien-Trung/289158.vovnh%C6%B0ng

Read More »

Chuyện cuối tuần :

0 nhận xét

Đến tận chiều Thứ Bảy mới được nghỉ cuối tuần. Cậu bạn quê cách Hà Nội đến hơn trăm cây số vội vã ra bến xe Gia Lâm. 
Mình ái ngại bảo, tối nay mới về đến nhà mai lại phải đi ngay, em về làm gì cho vất vả. Cậu ta cười: “Em về cho U có người chửi chị ạ, chứ không ở nhà buồn chết."
Thường ngày thấy cậu ta "đanh đá" thế.

(9.9.2013)



Read More »

.